10 Lợi Ích Của Việc Nuôi Con Bằng Sữa Mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ mang lại nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé. Điều này đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra và họ khuyến khích mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu đời. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là liệu Có nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn mà không cần dùng sữa pha hay không có thực sự là tốt nhất trong mọi hoàn cảnh? Hãy cùng Love Mom tìm hiểu những lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ thông qua bài viết dưới đây nhé!

Có nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn mà không cần dùng sữa pha?

Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn nghĩa là toàn bộ nguồn năng lượng mà bé nạp vào (kể cả nước) đều thông qua việc bú sữa mẹ. Đây là lựa chọn tốt nhất và được khuyến nghị bởi các chuyên gia y tế trong 6 tháng đầu. Điều này mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển và sức khỏe của bé. Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách cho bé bú trực tiếp từ ngực mẹ hoặc sử dụng bình sữa để cho bé tiếp tục hưởng lợi từ sữa mẹ nếu mẹ không có mặt hoặc không tiện cho bé bú trực tiếp.

Sau khoảng thời gian 6 tháng đầu của bé. Các tổ chức y tế lớn vẫn khuyên các bà mẹ không nên cắt hoàn toàn sữa mẹ mà hãy dung hòa với việc sữa mẹ và các nguồn dinh dưỡng khác.

Sữa mẹ là nguồn thực phẩm có sự cân bằng đến hoàn hảo các chất dinh dưỡng cho trẻ đồng thời tăng cường hệ miễn dịch của trẻ bởi trong sữa mẹ chứa đủ những chất dinh dưỡng cần thiết như protein, đường, vitamin và khoáng chất cực kì phù hợp cho sự hấp thu của hệ tiêu hóa và phát triển của bé.

Có nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn?
Có nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn?

Các thành phần có trong sữa mẹ

Các thành phần trong sữa mẹ:

  • Protein (chất đạm): Sữa mẹ chứa một lượng nhỏ protein, tuy nhiên nó phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sơ sinh. Protein trong sữa mẹ cung cấp các axit amin cần thiết cho việc tạo cơ, tăng trưởng tế bào và hỗ trợ hệ miễn dịch của trẻ. Ngoài ra, protein cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh sự phát triển và chức năng của cơ quan và hệ thống trong cơ thể.
  • Lipid (chất béo): Trong sữa mẹ chứa nhiều axit béo quan trọng như axit linoleic, axit linolenic, axit arachidonic và axit docosahexaenoic (DHA). Các axit béo này đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển não bộ, hệ thần kinh, và hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh. Chúng cũng có tác dụng chống viêm, tăng cường sự phát triển thị giác, và hỗ trợ chức năng tim mạch.
  • Carbohydrate (tinh bột): Carbohydrate trong sữa mẹ chủ yếu là lactose, một loại đường tự nhiên được tìm thấy trong sữa. Lactose là nguồn chính của carbohydrate trong sữa mẹ và cung cấp năng lượng cho sự phát triển và hoạt động của trẻ sơ sinh. Lactose cũng chứa các oligosaccharide, một loại carbohydrate phức tạp, có vai trò trong việc bảo vệ hệ miễn dịch, hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong đường ruột của trẻ sơ sinh.
  • Vitamin và khoáng chất: là nguồn dinh dưỡng quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng cung cấp rất đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất và phù hợp với liều lượng cho trẻ. Dưới đây là một số vitamin khoáng chất có trong sữa mẹ.
  • Vitamin:

Vitamin A: Hỗ trợ sự phát triển của mắt, da, và hệ miễn dịch của trẻ.

Vitamin D: Cần thiết cho việc hấp thụ canxi và phosphorus, giúp xương và răng phát triển chắc khỏe (đặc biệt là Vitamin D3).

Vitamin E: Chất chống oxy hóa quan trọng, giúp bảo vệ tế bào và tăng cường hệ miễn dịch.

Vitamin K: Đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu, giúp ngăn ngừa chảy máu quá mức.

Các thành phần trong sữa mẹ
Các thành phần trong sữa mẹ
  • Khoáng chất:

Canxi: Cần thiết cho sự phát triển xương và răng của trẻ.

Sắt: Đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển oxy đến các cơ quan và tế bào trong cơ thể.

Kali: Đảm bảo sự cân bằng nước và điện giữa các tế bào trong cơ thể.

Magie: Cần thiết cho sự phát triển cơ, thần kinh, và hệ xương của trẻ.

Kẽm: Hỗ trợ chức năng miễn dịch và phát triển tế bào.

  • Ngoài ra, sữa mẹ còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất khác như vitamin C, vitamin B-complex (bao gồm B1, B2, B3, B6, B12), iod, selenium, đồng và mangan.
  • Kháng thể có trong sữa mẹ sẽ giúp bé chống lại được nhiều bệnh tật. Nghiên cứu cho thấy, sữa mẹ chứa đến hàng triệu tế bào bạch cầu và Globulin miễn dịch, có vai trò vô hiệu hóa vi khuẩn và virus có hại, bảo vệ bé phát triển khỏe mạnh.
  • Enzyme và hormone giúp tăng tốc độ hấp thu và cân bằng sinh hóa, đảm bảo cơ thể bé hoạt động bình thường. Trong sữa mẹ có hơn 40 loại enzyme hỗ trợ hệ tiêu hóa và miễn dịch của trẻ. Ngoài ra, sữa mẹ chứa nhiều hormone như Prolactin, Oxytocin, Thyroid… giúp bé bú mẹ nhiều hơn, ngủ ngon hơn, đặc biệt tăng kết nối mẹ và bé.
dinh dưỡng trong sữa mẹ
Dinh dưỡng trong sữa mẹ

Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ đối với trẻ

Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn được khuyến cáo rộng rãi trong vòng 6 tháng đầu sau sinh, sau đó tiếp tục kèm theo thức ăn đặc cho tới khi trẻ được ít nhất 1 tuổi. Dưới đây là những lợi ích của sữa mẹ đối với bé

Cung cấp nguồn dinh dưỡng và nhiều kháng thể quan trọng

Như đã chia sẻ ở trên, sữa mẹ chứa đầy đủ những chất dinh dưỡng  hoàn chỉnh và thích hợp cho trẻ nhỏ (bao gồm protein, carbohydrate, fat, vitamin, khoáng chất và nước) Các thành phần này được cân đối tự nhiên và tương thích với nhu cầu phát triển của trẻ sơ sinh. Sữa mẹ còn chứa các enzym và yếu tố sinh học giúp tiêu hóa tốt hơn cho bé. Cấu trúc và thành phần của sữa mẹ dễ dàng tiếp thu và hấp thụ, tạo điều kiện thuận lợi cho hệ tiêu hóa non nớt của trẻ.

Vào những ngày đầu tiên sau khi sinh, bầu vú mẹ sẽ tiết ra một chất lỏng đặc và có màu vàng nhạt được gọi là sữa non. Loại sữa này vô cùng bổ dưỡng giúp hệ tiêu hóa  của bé phát triển. Sau vài ngày, bầu vú mẹ sẽ tiết ra một lượng sữa lớn hơn, phù hợp với sự phát triển của dạ dày bé.

Ngoài ra người mẹ cần chú ý nạp thêm Vitamin D từ thực phẩm bổ sung (vì vitamin D rất khó nạp đủ từ thức ăn tự nhiên) để cung cấp thêm Vitamin D cho bé (thông qua sữa)

Sữa mẹ chứa nhiều kháng thể giúp bé chống lại được virus và vi khuẩn có hại, điều này rất quan trọng trong những tháng đầu hệ miễn dịch bé còn non nớt, chưa hoàn thiện.

Các loại sữa công thức không thể cung cấp kháng thể bảo vệ trẻ sơ sinh. Nhiều nghiên cứu cho thấy, trẻ sơ sinh không được bú sữa mẹ dễ gặp các vấn đề sức khỏe như viêm phổi, tiêu chảy và nhiễm trùng.

Chứa nhiều kháng thể quan trọng

Sữa mẹ chứa nhiều kháng thể giúp bé chống lại được virus và vi khuẩn có hại, điều này rất quan trọng trong những tháng đầu hệ miễn dịch bé còn non nớt, chưa hoàn thiện.

Các loại sữa công thức không thể cung cấp kháng thể bảo vệ trẻ sơ sinh. Nhiều nghiên cứu cho thấy, trẻ sơ sinh không được bú sữa mẹ dễ gặp các vấn đề sức khỏe như viêm phổi, tiêu chảy và nhiễm trùng.

Sữa mẹ cung cấp kháng thể giúp bé chống lại nhiều nguy cơ bệnh tật
Sữa mẹ cung cấp kháng thể giúp bé chống lại nhiều nguy cơ bệnh tật

Giảm nguy cơ mắc bệnh tật

Sữa mẹ chứa các yếu tố miễn dịch như kháng thể, tế bào bạch cầu và yếu tố miễn dịch khác, giúp bảo vệ trẻ khỏi nhiều bệnh truyền nhiễm. Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện, và sữa mẹ giúp cung cấp sự bảo vệ và hỗ trợ cho hệ miễn dịch của bé.

Sữa mẹ còn cung cấp các kháng thể và thành phần chống vi khuẩn, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng như viêm phổi, viêm tai, viêm ruột và nhiều bệnh nhiễm trùng khác.

Ngoài ra sữa mẹ còn ngăn ngừa nguy cơ mắc nhiều bệnh tật ở trẻ sơ sinh (ví dụ ở dưới)

  • Viêm tai giữa: Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong thời gian càng dài sẽ càng tăng hiệu quả bảo vệ, chống lại các bệnh nhiễm trùng tai giữa, cổ họng và viêm xoang ngay từ giai đoạn sơ sinh.
  • Nhiễm trùng đường hô hấp: Nghiên cứu cho thấy, nuôi con bằng sữa mẹ có thể chống lại các bệnh cấp tính ở đường hô hấp và đường tiêu hóa.
  • Cảm lạnh và nhiễm trùng: Trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu đời có thể giảm nguy cơ bị cảm lạnh nghiêm trọng hoặc các bệnh nhiễm trùng tai, họng.
  • Tổn thương đường ruột: Việc cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ có liên quan mật thiết với giảm nguy cơ nhiễm trùng đường ruột, ít nguy cơ mắc bệnh Crohn và viêm loét đại tràng.
  • Hội chứng đột tử trẻ sơ sinh (SIDS): Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) cho biết, việc cho con bú sữa mẹ cũng đóng vai trò quan trọng trong ngăn ngừa hội chứng SIDS.

Giúp bé thông minh hơn

Có nhiều nghiên cứu cho thấy việc cho bé bú sữa mẹ có thể có tác động tích cực đến sự phát triển trí tuệ và thông minh của trẻ sơ sinh. Phân tích đơn giản ta thấy thành phần của sữa mẹ chứa rất nhiều Axit béo DHA – một axit béo omega-3 quan trọng cho phát triển não bộ. DHA đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và duy trì cấu trúc tế bào não, cải thiện trí nhớ, tập trung và khả năng học tập của trẻ.

Sữa mẹ chứa kháng thể và các yếu tố miễn dịch khác giúp bảo vệ hệ thần kinh trước các tác nhân gây viêm nhiễm và tổn thương. Điều này có thể giúp giảm nguy cơ viêm não và các vấn đề khác ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ.

Hơn nữa sữa mẹ cung cấp các chất chống oxy hóa tự nhiên như vitamin E và C, giúp bảo vệ tế bào não khỏi tổn thương do stress oxy hóa. Điều này có thể giúp duy trì chức năng não bộ và hỗ trợ sự phát triển trí tuệ của trẻ.

Giúp bé gần gũi hơn với mẹ

Việc cho bé bú sữa mẹ nhiều có thể giúp bé gần gũi hơn với mẹ. Quá trình cho con bú không chỉ đơn thuần là việc cung cấp dinh dưỡng cho bé, mà còn tạo ra một liên kết mạnh mẽ giữa mẹ và con. Sự tiếp xúc trực tiếp và gần gũi giữa mẹ và bé trong quá trình cho con bú tạo ra một liên kết tình cảm đặc biệt.

Điều này giúp thể hiện sự yêu thương và quan tâm của mẹ đến bé, tạo sự an ủi và bình yên cho bé. Khi bé được tiếp xúc trực tiếp với ngực mẹ, bé cảm nhận được sự an toàn và sự yên tĩnh từ mẹ. Sự ấm áp và tiếng ru từ mẹ trong quá trình cho con bú có thể giúp bé cảm thấy an tâm và yên bình.

Ngoài ra quá trình cho con bú tạo ra một cơ hội tuyệt vời để mẹ và bé tương tác và trò chuyện với nhau. Mẹ có thể nói chuyện, hát hò hoặc nhìn vào mắt bé trong quá trình cho con bú. Điều này không chỉ giúp bé phát triển ngôn ngữ và giao tiếp, mà còn tạo ra một môi trường yêu thương và gần gũi giữa mẹ và bé.

Bú mẹ sẽ tăng cảm giác an tâm, gần gũi, ít quấy khóc hơn
Bú mẹ sẽ tăng cảm giác an tâm, gần gũi, ít quấy khóc hơn

Hỗ trợ việc giảm cân sau sinh cho mẹ

Cho con bú đòi hỏi mẹ tiêu hao một lượng năng lượng lớn để sản xuất sữa mẹ. Điều này có thể giúp mẹ đốt cháy năng lượng dư thừa trong cơ thể, đóng góp vào quá trình giảm cân. Khi mẹ hoạt động nhiều hơn để chăm sóc bé, cơ thể có thể tiêu hao năng lượng và tăng cường quá trình chuyển hóa chất béo.

Hơn nữa cho con bú tạo ra một lịch trình ăn uống và chế độ ăn hợp lý cho mẹ. Mẹ cần cung cấp đủ lượng năng lượng và chất dinh dưỡng cho sữa mẹ, nhưng cũng cần có một chế độ ăn uống cân đối để giảm cân. Điều này có thể thúc đẩy mẹ ăn những thực phẩm lành mạnh, giàu chất xơ và cung cấp đủ protein, vitamin và khoáng chất.

Xem thêm: Một Số Lưu Ý Về Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Mẹ Sau Sinh

Cho con bú giúp các mẹ giảm cân sau sinh
Cho con bú giúp các mẹ giảm cân sau sinh

Giảm nguy cơ bị trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh (PPD) là một dạng trầm cảm có thể xuất hiện sau khi phụ nữ sinh con nên các bà mẹ hãy chú ý. Tin vui cho các mẹ là việc cho con bú sẽ làm giảm khả năng trầm cảm. Dưới đây là một số dẫn chứng.

  • Khi cho con bú, mẹ tiết ra hormone endorphin, được gọi là “hormone hạnh phúc”. Endorphin giúp giảm căng thẳng và lo âu, tạo ra cảm giác thoải mái và hạnh phúc cho mẹ.
  • Khi bé bú, cơ thể mẹ tiết ra hormone oksitosin và prolactin, tạo ra cảm giác yêu thương và kết nối với con. Sự tiếp xúc da da và tương tác tình cảm trong quá trình cho con bú có thể giúp giảm căng thẳng và tạo ra sự thư giãn cho mẹ.
  • Ngoài ra nó còn giúp ổn định các mức hormone trong cơ thể mẹ. Điều này có thể giúp giảm nguy cơ mẹ mắc các vấn đề tâm lý sau sinh như trầm cảm hoặc cảm xúc không ổn định.

Ngăn ngừa loãng xương

Mặc dù khi cho con bú, cơ thể mẹ sẽ cần nhiều Calcium hơn để tạo sữa. Tuy nhiên việc cho con bú thường kéo dài trong thời gian dài có thể giúp cơ thể mẹ tiêu thụ và sử dụng canxi hiệu quả hơn. Sữa mẹ cung cấp canxi tự nhiên và hợp chất dễ hấp thụ hơn so với các nguồn khác. Đồng thời, sữa mẹ cũng giàu vitamin D, một chất quan trọng để giúp cơ thể hấp thụ canxi. Việc có đủ canxi và vitamin D trong cơ thể giúp ngăn ngừa loãng xương và duy trì sức khỏe xương cho mẹ.

Khi mẹ cho con bú, cơ thể tiết ra hormone prolactin, một hormone có khả năng kích thích tái tạo xương. Điều này có thể giúp duy trì mật độ xương và ngăn ngừa loãng xương.

Tiết kiệm thời gian, tiền bạc và công sức

Nếu cho con bú sữa mẹ trực tiếp từ bầu vú, mẹ sẽ không cần phải:

  • Tốn chi phí cho sữa công thức;
  • Tính toán xem bé cần uống bao nhiêu sữa công thức mỗi ngày là phù hợp;
  • Dành nhiều thời gian để vệ sinh và tiệt trùng bình sữa cho bé;
  • Dành thời gian hâm nóng sữa giữa đêm thay vì sữa mẹ luôn ở nhiệt độ thích hợp, sẵn sàng cho bé uống bất cứ lúc nào.
Cho bé bú sữa mẹ sẽ giúp mẹ tiết kiệm nhiều thời gian, công sức và tiền bạc so với sử dụng sữa công thức
Cho bé bú sữa mẹ sẽ giúp mẹ tiết kiệm nhiều thời gian, công sức và tiền bạc so với sử dụng sữa công thức

Tăng cường tình mẫu tử

Có thể bạn chưa biết. Việc ôm ấp khi cho con bú tạo ra một liên kết đặc biệt giữa mẹ và con. Khi bé bú, mẹ và con tiếp xúc trực tiếp và gần gũi nhau. Sự tiếp xúc da da và tương tác trong quá trình cho con bú giúp tạo ra một cảm giác yêu thương, an ủi và kết nối sâu sắc giữa mẹ và con.

Bảng so sánh thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ và sữa công thức

Thành phần dinh dưỡng Sữa mẹ Sữa công thức
Chất béo – Giàu omega-3, DHA và AA

– Tự điều chỉnh theo nhu cầu của trẻ, giảm khi trẻ lớn

– Giàu cholesterol<br>- Hấp thu gần như hoàn toàn

– Có enzyme tiêu hóa chất béo, lipase

– Không thay đổi theo nhu cầu của trẻ

– Không chứa cholesterol

– Hấp thu không hoàn toàn

– Không có lipase

Protein – Dễ hấp thu

– Hấp thụ hoàn toàn hơn

– Có lactoferrin và lysozyme kháng khuẩn

– Giàu protein cấu thành não và cơ thể

– Hấp thu khó hơn

– Hấp thu không hoàn toàn nên thận phải làm việc nhiều hơn

– Không có lysozyme

– Thiếu các yếu tố tăng trưởng

Carbohydrate – Giàu lactose

– Giàu oligosaccharide

– Một số loại không có lactose

– Thiếu oligosaccharide

Yếu tố miễn dịch – Giàu các tế bào bạch cầu sống

– Giàu kháng thể

– Không có tế bào bạch cầu sống

– Ít có lợi ích về mặt miễn dịch

Vitamin và khoáng chất – Hấp thu tốt hơn, đặc biệt là sắt, kẽm, calci

– Lượng sắt hấp thu được 50-70%

– Ít hấp thu được hơn

– Chỉ có 5-10% lượng sắt được hấp thu

Enzyme và hormone – Giàu enzyme tiêu hóa như lipase và amylase

– Giàu hormone thyroid, prolactin, oxytocin và hơn 15 loại hormone khác

– Quá trình chế biến đã tiêu hủy các enzyme tiêu hóa và hormone
Vị sữa Thay đổi theo chế độ ăn uống của mẹ Vị không thay đổi

 

Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho các bạn cái nhìn toàn diện về những lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ, từ việc tăng cường hệ miễn dịch cho bé đến việc thiết lập một mối quan hệ gắn bó mạnh mẽ giữa mẹ và con. 

Chúng tôi hiểu rằng, dù nuôi con bằng sữa mẹ là hành động tự nhiên và bản năng nhất, nhưng đôi khi nó cũng đầy thách thức. Đó là lý do Love Mom đồng hành cùng bạn, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ thông tắc sữa và tư vấn lợi sữa, giúp mỗi người mẹ có thể trải nghiệm quá trình này một cách nhẹ nhàng và hạnh phúc nhất. Nếu bạn đang tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên nghiệp trong hành trình nuôi con bằng sữa mẹ, đừng ngần ngại liên hệ với Love Mom qua website: https://thongtatsua.com/ hoặc hotline: 0707 856 800!

Last Updated on 30/03/2024 by dichvudainam

0/5 (0 Reviews)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *